Hai chàng trai Tày ở Cao Bằng, Lạng Sơn là thủ khoa thi tốt nghiệp: Học trường xa, mỗi năm chỉ được thăm nhà dịp Hè, Tết

Thủ khoa khối A00 ở Cao Bằng đi học xa nhà từ năm 11 tuổi, còn thủ khoa A01 của Lạng Sơn là học sinh trường chuyên, 8.0 IELTS. Cả hai đều là người dân tộc Tày, đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn.

Vài ngày sau khi biết điểm thi tốt nghiệp, Lữ Trùng Dương, cựu học sinh lớp 12A2, trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng, vẫn nhận được nhiều lời chúc mừng từ bạn bè, người thân. Dương là thủ khoa khối A00 (Toán, Lý, Hóa) của tỉnh với tổng điểm ba môn là 27,05.

“Mọi nỗ lực của em cuối cùng đã được đền đáp”, Dương nói.

Trong ba môn thi, Dương lo nhất Vật lý nhưng cuối cùng lại đạt điểm cao nhất, 9,25. Trong khi đó, môn Hóa là sở trường của Dương nhưng vì hồi hộp nên làm sai hai câu dễ và phải bỏ hai câu khó, chỉ đạt 9 điểm.

Cô Lê Kim Thoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A2, nói nam sinh rất thông minh và chăm chỉ. Kết quả này càng ý nghĩa hơn khi trường không dạy thêm, học sinh hoàn toàn tự học với sự định hướng của giáo viên.

Lữ Trùng Dương có điểm khối A01 cao nhất tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lữ Trùng Dương – thủ khoa khối A00 tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Dương là con trai thứ hai trong gia đình có bố là bộ đội, mẹ là giáo viên tiểu học ở thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc. 11 tuổi, Dương học trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Bảo Lạc, sau đó là trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh cách nhà khoảng 130 km. Mỗi năm, Dương chỉ về thăm nhà vào dịp nghỉ hè và Tết.

Nam sinh nói khó khăn nhất khi học nội trú là xa nhà và… ít được đi chơi, nhưng cuộc sống xa gia đình giúp em tự lập, rèn được tính kỷ luật và trưởng thành hơn trong môi trường tập thể.

“Ở đây, chúng em xem thầy cônhư bố mẹ, bạn bè là anh em. Mọi người gắn bó nhau như một gia đình”, Dương cho hay.

Hàng ngày, sau giờ học buổi sáng, Dương và các bạn lên lớp tự học vào buổi chiều và buổi tối dưới sự giám sát của các thầy cô quản sinh. Về phòng, Dương tự học đến 0h mới ngủ.

Dương nắm chắc lý thuyết, làm bài tập trong sách giáo khoa trước, sau đó luyện đề thầy cô giao và tự tìm tòi trên mạng. Cày đề nhiều là cách giúp em biết phần kiến thức nào mình chưa chắc chắn để bồi đắp thêm. Với Dương, cách hiệu quả nhất là học nhóm. Em thường học nhóm 3-4 bạn để hỗ trợ nhau. Chỗ nào chưa hiểu, em tự đọc lại, sau đó hỏi bạn bè rồi mới nhờ thầy cô hỗ trợ. Nhờ say mê, chăm chỉ, Dương giành giải nhất học sinh giỏi thành phố Cao Bằng môn Hóa học năm lớp 12.

Sau kỳ thi, Dương rút kinh nghiệm từ bản thân và lưu ý các thí sinh đọc kỹ câu hỏi để tránh mất điểm ở những câu dễ. Trong đề thi môn Hóa tốt nghiệp THPT, 32 câu đầu là những câu gỡ điểm và nếu làm cẩn thận, thí sinh có thể đạt 8 điểm. Nếu muốn lấy điểm ở những câu vận dụng cao, Dương khuyên làm nhiều bài tập, học các phương pháp giải khác nhau và thực hành nhuần nhuyễn.

Với điểm số này, Dương đăng ký nguyện vọng vào Học viện An ninh để thực hiện ước mơ trở thành chiến sĩ an ninh.

Lành Cao Phong, thủ khoa khối A01 và toàn tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lành Cao Phong, thủ khoa khối A01 tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cũng là người dân tộc Tày, Lành Cao Phong là niềm tự hào của lớp chuyên Toán 12A2, THPT chuyên Chu Văn An, khi trở thành thủ khoa khối A01 (Toán, Vật lý, Anh) tỉnh Lạng Sơn. Phong đạt 28,3 điểm, trong đó Toán 9, Vật lý 9,5 và tiếng Anh 9,8.

Trước đó, Phong trúng tuyển sớm một số trường nhờ có IELTS 8.0, điểm bài thi đánh giá năng lực và học bạ. Mặc dù bước vào kỳ thi với tâm thế nhẹ nhàng, không áp lực, Phong vẫn đặt mục tiêu ba môn trên 28,5 điểm. Hôm thi xong, em không kiểm tra lại đáp án vì muốn giữ cho tinh thần thoải mái. Lúc biết điểm, thấy tiếng Anh không đạt tuyệt đối, Phong xem đáp án mới biết sai một câu.

Chàng trai cho biết con đường học tập của em luôn bị phân vân giữa hai hướng: Toán và tiếng Anh. Từ nhỏ, Phong đã yêu thích các con số và tư duy logic tốt. Em được gia đình đầu tư học thêm để phát huy khả năng Toán học. Bên cạnh đó, Phong còn được tiếp xúc với tiếng Anh từ năm lớp 2 và học tốt môn này. Với em, tiếng Anh là một công cụ giúp tiếp cận với thông tin bên ngoài. Phong không xem tiếng Anh là một môn học mà cố gắng áp dụng trong đời sống hàng ngày, từ việc giải trí như xem phim, nghe nhạc đến đọc sách, tài liệu bằng tiếng Anh.

Với Phong, học tập không áp lực hay mệt mỏi vì em đang “thưởng thức việc học” thay vì chạy theo điểm số.

“Em biến việc học thành thói quen, không cần phải ai thúc giục hay truyền động lực”, Phong chia sẻ.

Theo cô Đoàn Thị Thanh Nhàn, chủ nhiệm lớp chuyên Toán 12A2, giáo viên Toán và tiếng Anh đều muốn chọn Phong cho đội tuyển thi học sinh giỏi.

“Phong là một trong những học sinh xuất sắc của lớp. Không chỉ học tốt, bạn ấy còn chơi thể thao giỏi, đặc biệt môn bóng chuyển”, cô Nhàn nói, nhắc đến cậu học trò cao hơn 1,8 m.

Phong cho biết muốn theo ngành Khoa học Máy tính hoặc Kinh tế. “Em cũng có định hướng du học nên có thể em sẽ tìm học bổng trong tương lai”, Phong chia sẻ.

Related Posts

Đối tượng sẽ bị thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe từ ngày 15/8/2023

Từ ngày 15/8/2023, có 08 trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BCA. Theo thông báo mới…

Vò nắm lá này đặt trong phòng, muỗi cả đàn cũng bay hết, yên tâm mà ngủ, chẳng bao giờ lo mắc sốt xuất huyết

Đây là cách đuổi muỗi tự nhiên triệt để bằng nguyên liệu sẵn trong nhà mà không cần dùng đến bất cứ loại hóa chất nào. Để…

Giáo viên đi xuất khẩu lao động: ‘Có tháng thu nhập bằng 10 năm đi dạy’ nhưng biết công việc họ phải làm ai cũng s.ố.c

Là giáo viên dạy tiếng Anh với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng, anh T. nghỉ việc, sang Australia lao động. Anh nói ‘cú liều’ xuất ngoại…

Trường thu tiền khi năm học mới chưa bắt đầu, Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo khẩn

Ngày 24.7, dù chưa bước vào năm học mới, TP.HCM chưa triển khai các mức thu nhưng một số trường THPT đã thu tiền phụ huynh học…

Giáo viên đi xuất khẩu lao động: ‘Ở nhà lương 3 triệu, giờ có tháng thu nhập bằng 10 năm đi dạy’

Là giáo viên dạy tiếng Anh với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng, anh T. nghỉ việc, sang Australia lao động. Anh nói ‘cú liều’ xuất ngoại…

Đáng lo ngại: Hơn 50.000 học sinh lớp 1 trên toàn quốc bị xếp loại ‘chưa hoàn thành’

Hơn 50.000 học sinh lớp 1 trên toàn quốc bị đánh giá ‘chưa hoàn thành’ trong năm học 2022 – 2023. Những học sinh này sẽ phải…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.