Viện Kiểm sát: Luật sư coi nhận hối lộ 42 tỉ đồng không lớn là x.úc phạ.m người dân

Đối đáp tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu”, đại diện viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm đánh giá hành vi nhận hối lộ của bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, là công khai, trắng trợn.

Sáng 21.7, TAND TP.Hà Nội dành thời gian để kiểm sát viên tham gia quyền công tố tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu” đối đáp lại những quan điểm của các luật sư và bị cáo.

Trong vụ án “chuyến bay giải cứu” này, bị cáo Phạm Trung Kiên bị cáo buộc là người nhận hối lộ nhiều nhất và cũng là người bị đề nghị mức án tử hình, mức cao nhất trong số 54 bị cáo. Viện kiểm sát cáo buộc chỉ trong 11 tháng, ông Kiên đã 253 lần nhận tổng cộng 42,6 tỉ đồng của 18 người đại diện các doanh nghiệp.

Không thể coi số tiền nhận hối lộ hơn 42 tỉ đồng là nhỏ

Tại phiên tòa, luật sư của bị cáo Kiên cho rằng, số tiền nhận hối lộ hơn 42 tỉ đồng nếu chia trung bình ra 18 doanh nghiệp thì không lớn. Về bản chất, hơn 42 tỉ đồng mà ông Kiên nhận là phép cộng của hơn 30.000 công dân về nước, mỗi công dân chỉ bỏ ra 500.000 – 2.000.000 đồng/vé có lớn không khi đổi lấy sự an toàn tính mạng và sức khỏe. Do vậy, luật sư đề nghị xem xét về số tiền hơn 42 tỉ đồng mà ông Kiên đã nhận hối lộ là lớn hay nhỏ và đây có thể là quà cảm ơn.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế nhận tiền công khai, trắng trợn - Ảnh 1.

Đại diện Viện KSND TP.Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu”

Đối đáp lại nội dung này, kiểm sát viên (KSV) cho rằng rất phẫn nộ. Quan điểm của luật sư thể hiện sự thờ ơ trước những đau khổ, mất mát của đồng bào cũng như những mất mát của nhân loại trên toàn thế giới.

Thời điểm dịch bùng phát, cả hệ thống chính trị vào cuộc, căng mình chống dịch, từ đó xuất hiện nhiều tấm gương chia sẻ khó khăn, vất vả của người chiến sĩ chống dịch, cũng như người dân trong vùng dịch.

Những chuyến từ thiện, chuyến xe 0 đồng, chuyến hàng không tính tiền và có những doanh nghiệp đã chung sức, đồng lòng dù đứng trước nguy cơ phá sản. Trong nước là vậy, đồng bào ở nước ngoài cũng gặp muôn vàn khó khăn, họ mong muốn về quê hương, vì vậy mới có những “chuyến bay giải cứu”, chuyến bay combo.

“Hành vi của các bị cáo, trong đó có Kiên vào thời điểm đó đã làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trên các “chuyến bay giải cứu”, chuyến bay combo. Gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan nhà nước, phản bội lại sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, của Đảng, Nhà nước, quân và dân. Quan điểm của luật sư đã xúc phạm đến những người dân Việt Nam trải qua đại dịch đầy khốc liệt và đau thương”, KSV nói.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế nhận tiền công khai, trắng trợn - Ảnh 2.

Bị cáo Phạm Trung Kiên

TRẦN PHAN

Theo KSV, nếu mang hơn 42 tỉ đồng mà ông Kiên nhận hối lộ chia cho 30.000 người dân đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài thì sẽ ý nghĩa biết bao mà lại coi đó là số tiền không lớn. Do vậy, KSV cho rằng không dùng từ ngữ nặng để đánh giá quan điểm này của luật sư nữa mà để công luận, xã hội đánh giá.

Gây sức ép, buộc doanh nghiệp đưa tiền

Nội dung thứ 2, các luật sư bào chữa cho ông Kiên trong phiên đại án “chuyến bay giải cứu” cho rằng thân chủ mình không có chức vụ, quyền hạn; không rõ được làm gì và không được làm gì, nên xem xét cho tội danh khác.

Đối đáp lại, KSV cho hay, ngày 19.12.2019, Văn phòng Bộ Y tế có văn bản gửi Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) về việc biệt phái ông Kiên từ chuyên viên của vụ này về đảm nhiệm công tác thư ký giúp việc Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên từ ngày 19.12.2019.

Trong công tác phòng, chống dịch, ông Tuyên là một trong các Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và trong tổ công tác 5 bộ, có vai trò rất quan trọng khi cho ý kiến về việc cấp phép các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao. Do đó, bị cáo Kiên là người có chức vụ, quyền hạn và trực tiếp tham gia một công đoạn trong chuỗi quy trình cấp phép chuyến bay.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế nhận tiền công khai, trắng trợn - Ảnh 3.

Các bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”

TRẦN PHAN

“Nếu Kiên không thực hiện đúng quy trình, chậm hoặc khi có phê duyệt của ông Tuyên nhưng giữ lại chưa đóng dấu gửi Bộ Ngoại giao thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn cấp phép chuyến bay cho doanh nghiệp”, KSV nói và cho rằng chính vì vậy, rất nhiều bị cáo là doanh nghiệp sợ ông Kiên, vì nếu không gặp đưa tiền thì sẽ bị gây khó khăn trong việc trình trả văn bản, và thực tế bị cáo Kiên đã gây sức ép, buộc doanh nghiệp phải đưa tiền.

Hành vi công khai, trắng trợn

Thứ 3, đối đáp lại quan điểm luật sư cho rằng bị cáo Kiên nhận hối lộ công khai, trắng trợn và gây khó khăn cho doanh nghiệp là chưa phù hợp, không có căn cứ và chứng cứ, KSV khẳng định bị cáo Kiên không chỉ có hành vi yêu cầu, đòi hỏi, thỏa thuận các doanh nghiệp phải đưa tiền cho mình mà trước và sau khi vụ án khởi tố, ông Kiên đã gọi điện nhờ một số doanh nghiệp xác nhận tiền mà họ chuyển là tiền vay mượn dân sự, thỏa thuận góp vốn để che giấu hành vi phạm tội của mình.

Theo KSV, trong số 18 doanh nghiệp đưa tiền cho bị cáo Kiên, có tới 12 doanh nghiệp là bị cáo này yêu cầu chi từ 150 – 200 triệu đồng/chuyến bay được cấp phép, hoặc từ 1 – 2 triệu đồng/khách lẻ về nước. Các doanh nghiệp còn lại bị cáo Kiên không yêu cầu hoặc chưa làm rõ được thì có đến 4 doanh nghiệp, cá nhân tự cân đối để chuyển tiền cho ông Kiên.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế nhận tiền công khai, trắng trợn - Ảnh 4.

Toàn cảnh phiên tòa “chuyến bay giải cứu”

TRẦN PHÂN

Về hành vi nhờ doanh nghiệp khai hộ tiền nhận hối lộ là tiền vay mượn nhằm che giấu hành vi, KSV cho hay, tại phần xét hỏi ở phiên tòa”chuyến bay giải cứu” đã thể hiện rõ điều này. Viện kiểm sát đã hỏi rõ bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy, Giám đốc Công ty TNHH MTV ATA Việt Nam, và trên sao kê tài khoản số tiền 12 tỉ đồng chuyển cho các bị cáo sau khi hành vi phạm tội bị phát hiện đều ghi “chuyển khoản trả nợ, chuyển khoản tiền vay”. Tuy nhiên, trên thực tế đây là số tiền mà bị cáo Kiên đã nhận hối lộ mà không có quan hệ hợp tác kinh doanh hay vay mượn gì.

“Với những chứng cứ đã nêu thì hành vi nhận hối lộ của Kiên có phải thủ đoạn công khai trắng trợn, gây khó khăn hay không? Chúng tôi nghĩ rằng các luật sư ngồi đây và các bị cáo đã rõ vấn đề này. Do đó, đại diện viện kiểm sát giữ nguyên đánh giá này”, KVS nói.

Gây sức ép, buộc doanh nghiệp đưa tiền

Nội dung thứ 2, các luật sư bào chữa cho ông Kiên trong phiên đại án “chuyến bay giải cứu” cho rằng thân chủ mình không có chức vụ, quyền hạn; không rõ được làm gì và không được làm gì, nên xem xét cho tội danh khác.

Đối đáp lại, KSV cho hay, ngày 19.12.2019, Văn phòng Bộ Y tế có văn bản gửi Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) về việc biệt phái ông Kiên từ chuyên viên của vụ này về đảm nhiệm công tác thư ký giúp việc Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên từ ngày 19.12.2019.

Trong công tác phòng, chống dịch, ông Tuyên là một trong các Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và trong tổ công tác 5 bộ, có vai trò rất quan trọng khi cho ý kiến về việc cấp phép các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao. Do đó, bị cáo Kiên là người có chức vụ, quyền hạn và trực tiếp tham gia một công đoạn trong chuỗi quy trình cấp phép chuyến bay.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế nhận tiền công khai, trắng trợn - Ảnh 3.

Các bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”

TRẦN PHAN

“Nếu Kiên không thực hiện đúng quy trình, chậm hoặc khi có phê duyệt của ông Tuyên nhưng giữ lại chưa đóng dấu gửi Bộ Ngoại giao thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn cấp phép chuyến bay cho doanh nghiệp”, KSV nói và cho rằng chính vì vậy, rất nhiều bị cáo là doanh nghiệp sợ ông Kiên, vì nếu không gặp đưa tiền thì sẽ bị gây khó khăn trong việc trình trả văn bản, và thực tế bị cáo Kiên đã gây sức ép, buộc doanh nghiệp phải đưa tiền.

Hành vi công khai, trắng trợn

Thứ 3, đối đáp lại quan điểm luật sư cho rằng bị cáo Kiên nhận hối lộ công khai, trắng trợn và gây khó khăn cho doanh nghiệp là chưa phù hợp, không có căn cứ và chứng cứ, KSV khẳng định bị cáo Kiên không chỉ có hành vi yêu cầu, đòi hỏi, thỏa thuận các doanh nghiệp phải đưa tiền cho mình mà trước và sau khi vụ án khởi tố, ông Kiên đã gọi điện nhờ một số doanh nghiệp xác nhận tiền mà họ chuyển là tiền vay mượn dân sự, thỏa thuận góp vốn để che giấu hành vi phạm tội của mình.

Theo KSV, trong số 18 doanh nghiệp đưa tiền cho bị cáo Kiên, có tới 12 doanh nghiệp là bị cáo này yêu cầu chi từ 150 – 200 triệu đồng/chuyến bay được cấp phép, hoặc từ 1 – 2 triệu đồng/khách lẻ về nước. Các doanh nghiệp còn lại bị cáo Kiên không yêu cầu hoặc chưa làm rõ được thì có đến 4 doanh nghiệp, cá nhân tự cân đối để chuyển tiền cho ông Kiên.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế nhận tiền công khai, trắng trợn - Ảnh 4.

Toàn cảnh phiên tòa “chuyến bay giải cứu”

TRẦN PHÂN

Về hành vi nhờ doanh nghiệp khai hộ tiền nhận hối lộ là tiền vay mượn nhằm che giấu hành vi, KSV cho hay, tại phần xét hỏi ở phiên tòa”chuyến bay giải cứu” đã thể hiện rõ điều này. Viện kiểm sát đã hỏi rõ bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy, Giám đốc Công ty TNHH MTV ATA Việt Nam, và trên sao kê tài khoản số tiền 12 tỉ đồng chuyển cho các bị cáo sau khi hành vi phạm tội bị phát hiện đều ghi “chuyển khoản trả nợ, chuyển khoản tiền vay”. Tuy nhiên, trên thực tế đây là số tiền mà bị cáo Kiên đã nhận hối lộ mà không có quan hệ hợp tác kinh doanh hay vay mượn gì.

“Với những chứng cứ đã nêu thì hành vi nhận hối lộ của Kiên có phải thủ đoạn công khai trắng trợn, gây khó khăn hay không? Chúng tôi nghĩ rằng các luật sư ngồi đây và các bị cáo đã rõ vấn đề này. Do đó, đại diện viện kiểm sát giữ nguyên đánh giá này”, KVS nói.

Related Posts

Đối tượng sẽ bị thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe từ ngày 15/8/2023

Từ ngày 15/8/2023, có 08 trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BCA. Theo thông báo mới…

Vò nắm lá này đặt trong phòng, muỗi cả đàn cũng bay hết, yên tâm mà ngủ, chẳng bao giờ lo mắc sốt xuất huyết

Đây là cách đuổi muỗi tự nhiên triệt để bằng nguyên liệu sẵn trong nhà mà không cần dùng đến bất cứ loại hóa chất nào. Để…

Giáo viên đi xuất khẩu lao động: ‘Có tháng thu nhập bằng 10 năm đi dạy’ nhưng biết công việc họ phải làm ai cũng s.ố.c

Là giáo viên dạy tiếng Anh với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng, anh T. nghỉ việc, sang Australia lao động. Anh nói ‘cú liều’ xuất ngoại…

Trường thu tiền khi năm học mới chưa bắt đầu, Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo khẩn

Ngày 24.7, dù chưa bước vào năm học mới, TP.HCM chưa triển khai các mức thu nhưng một số trường THPT đã thu tiền phụ huynh học…

Giáo viên đi xuất khẩu lao động: ‘Ở nhà lương 3 triệu, giờ có tháng thu nhập bằng 10 năm đi dạy’

Là giáo viên dạy tiếng Anh với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng, anh T. nghỉ việc, sang Australia lao động. Anh nói ‘cú liều’ xuất ngoại…

Đáng lo ngại: Hơn 50.000 học sinh lớp 1 trên toàn quốc bị xếp loại ‘chưa hoàn thành’

Hơn 50.000 học sinh lớp 1 trên toàn quốc bị đánh giá ‘chưa hoàn thành’ trong năm học 2022 – 2023. Những học sinh này sẽ phải…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.